CHALLENGES FOR TAX ADMINISTRATION ON E-COMMERCE

Category: News / Date: 12/01/2021

    Vietnam is step by step becoming one of the potential e-commerce markets in the region as well as in the world. In order to guarantee fair tax collection and anti-tax evasion, state agencies have been progressively building a legal framework to effectively administer the e-commerce activities in the country.

    The regulatory system of tax administration on e-commerce 

    In the recent years, the National Assembly, the Government and the Ministry of Finance have governed a number of regulations to improve the taxes collection on income of overseas entities, business households and individuals who carry out business on the digital platform in Vietnam. Specifically, Decree 126/2020/ND-CP and Circular 80/2021/TT-BTC guiding the Law on tax administration No.38/2019/QH14 requires commercial banks and payment intermediaries to withhold and remit tax on behalf of overseas entities conducting e-commerce activities with Vietnam organizations and individuals which do not have a permanent establishment in Vietnam and do not voluntarily register, declare and pay taxes in accordance with Circular 80.  Meanwhile, Circular 40/2021/TT-BTC requires that e-commerce platform owners in Vietnam to declare and make tax payment, including value added tax and personal income tax on behalf of individual goods and services suppliers.

    Before the Law on tax administration 38/2019/QH14, Decree 126, Circular 80 and Circular 40 took effect, tax regulations had failed to reach its efficiency and equality in state budget’s revenue collection due to the lack of tax withholding and payment mechanism. Rather, tax compliance obligations of such offshore suppliers and individuals doing e-commerce business are mainly regulated by the circulars of the particular tax laws, particularly the Law on Personal income tax, the Law on Foreign contractor withholding tax. 

    Concern and confuse 

    According to Decree 126 and Circular 80, commercial banks and intermediary payment service providers are responsible for withholding and making tax payment on behalf of overseas conducting e-commerce business activities through digital platforms with Vietnamese individual suppliers without permanent establishments in Vietnam who do not voluntarily register, declare and pay taxes. This regulation has brought up certain unclear and confusing concerns to commercial banks and intermediary payment service providers. For instance, determination of withholding tax rates imposed on goods and services supplied by offshore suppliers for purposes of withholding and declaring taxes in accordance with requirements at the laws on VAT and CIT (Clause 2, Article 81, Circular 80) on behalf of offshore suppliers is a difficult technical requirement that any commercial banks and intermediary payment service providers will have to face. In addition, commercial banks are also required to keep track of the money, payment transferred outbound to overseas suppliers and extract a report to the General Department of Taxation on a monthly basis.

    For domestic e-commerce activities, Circular 40 stipulates that e-commerce platform owners is responsible for declaring and remitting personal income tax and value added tax on behalf of individuals providing goods and services. Tax withhold and remitted on behalf is determined based on the applicable tax rate of each sector or business line. In terms of nature, an e-commerce platform owner is not an income-paying body, but, instead, only provides technological infrastructure to connect and facilitate transactions between sellers and buyers. The requirement to manage sellers’ information, provide business information, and declare and proceed tax payment can add intensive burden on administration, human resources and operating costs onto the e-commerce platform owners. 

    Necessary roadmap and practical mechanism  

    At the moment, the Ministry of Finance has been working with enterprises, business associations to consult for ideas for a draft circular guiding on necessary roadmap for Circular 40 as well as further detailed guidance on implementation of e-commerce tax administration guidance at Circular 80 for the objective of consistent tax administration policies and the rationality for commercial operation.

    Many countries in the world have also been implementing e-commerce tax administration policies. In terms of tax administrative tools, developed countries such as some EU countries and China have built applications which are integrated to work on websites being e-commerce platforms to extract data which can contain taxable subjects, transaction value, types of goods and services, then synchronize with the tax authority’s database, thereby determining the amount of tax collectable or facilitating tax inspection purposes.

    For non-resident e-commerce businesses, an online portal for offshore suppliers to register, declare and pay tax online should be considered by some countries. Circular 80 has introduced this method, which is executed via the Information Electronic Portal of the General Department of Taxation. Still, the implementation will require more investment in technological infra-structure as well as specific methods to manage efficiently and synchronizedly.

    For the scheme of withholding and paying tax through commercial banks, a number of countries in the world have already applied this method; however, given some commercial banks are not able to recognize e-commerce trading transactions as well as due to certain tax-related issues, this scheme still remain very challenging at the moment. However, the tax authorities in many countries have been considering and developing some specialized applications and tools to integrate with commercial banks’ database to serve the tax administrative purposes.

    In summary, establishment of a better legal framework to create an equal e-commerce playground and ensure the tax budget collection for the State is a principled and important move at the present. However, the tax authorities as well as the competent state agencies should consider building the appropriate mechanism and solution to ensure the optimization of tax administration objective at the same time mitigate the human, time and capital resources of e-commerce platform owner enterprises and credit institutions in order to create the most ideal condition for such businesses to focus on their business strength.

    Link to the published article: https://tinnhanhchungkhoan.vn/quan-ly-thue-thuong-mai-dien-tu-doi-mat-nhieu-thach-thuc-post281605.html

     

    Source: CHALLENGES FOR TAX ADMINISTRATION ON E-COMMERCE

     


    Việt Nam đang từng bước trở thành một trong những thị trường thương mi điện tử (TMĐT) tiềm năng của khu vực và thế giới. Nhằm đảm bảo việc thu thuế đúng và chống thất thu ngân sách nhà nuớc, các cơ quan nhà nước đang từng bước xây dựng khung pháp lý nhằm quản lý các hoạt động thương mại điện tử một cách hiệu quả nhất.

     

    Hệ thống cơ sở pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử

    Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính đã ban hành một số quy định nhằm siết chặt nguồn thu ngân sách trên thu nhập của các tổ chức nước ngoài, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trên nền tảng số tại Việt Nam. Cụ thể, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 yêu cầu Ngân hàng thương mại và các tổ chức thực hiện trung gian thanh toán có nghĩa vụ khấu trừ và nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mà không có cơ sở thường trú và không chủ động thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư 80. Trong khi đó, với Thông tư 40/2021/TT-BTC, các sàn giao dịch TMĐT trong nước có trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ.

    Thời điểm trước khi Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định 126, Thông tư 80 và Thông tư 40 được ban hành, các quy định về thuế chưa đạt được sự hiệu quả trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách đầy đủ và công bằng do các cơ chế về khấu trừ và nộp thuế thay chưa được xây dựng. Thay vào đó, việc tuân thủ thuế của các nhà cung cấp nước ngoài hay các cá nhân kinh doanh TMĐT được thực hiện dựa trên cơ sở là các thông tư hướng dẫn thực hiện luật của từng loại thuế, cụ thể là Luật thuế Thu nhập cá nhân và Luật thuế Nhà thầu nước ngoài.

     

    Băn khoăn và trăn trở

    Theo Nghị định 126 và Thông tư 80, Ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số với cá nhân ở Việt Nam trong trường hợp các nhà cung cấp này không chủ động thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Quy định này đã đặt ra một số vấn đề chưa rõ ràng và khiến cho Ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bối rối. Đơn cử việc xác định từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp nước ngoài cung cấp để áp dụng đúng tỷ lệ % thuế suất để tính thuế nhà thầu theo quy định tại luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (Khoản 2, Điều 81, Thông tư 80) là một yêu cầu khó về mặt chuyên môn đối với các ngân hàng thương mại và trung gian thanh toán. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn có nghĩa vụ theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và báo cáo cho Tổng cục thuế hàng tháng.

    Đối với giao dịch tại các sàn TMĐT trong nước, Thông tư 40 quy định, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thay, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ. Số thuế khai thay, nộp thay được căn cứ theo thuế suất của từng lĩnh vực, ngành nghề áp dụng đối với cá nhân kinh doanh.  Về bản chất, sàn TMĐT không phải là đơn vị trả thu nhập mà chỉ cung cấp hạ tầng công nghệ để kết nối, tạo điều kiện cho việc thực hiện giao dịch giữa người bán và người mua. Việc quản lý thông tin của người bán, cung cấp thông tin kinh doanh, việc khai, nộp thuế thay cũng sẽ làm tăng gánh nặng quản trị, nguồn nhân lực cũng như chi phí vận hành của sàn TMĐT.

     

    Lộ trình và cơ chế quản lý cần phù hợp với thực tiễn

    Hiện tại, Bộ Tài Chính đang làm việc với các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, thương mại để tham vấn ý kiến để xây dựng lộ trình cần thiết cho Thông tư 40 cũng như các công văn hướng dẫn chi tiết hơn việc triễn khai các điều khoản về quản lý thuế TMĐT tại Thông tư 80, nhằm đảm bảo sự nhất quán về nguyên tắc quản lý thuế giữa các văn bản pháp luật cũng như tính hợp lý phục vụ cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.

    Việc triển khai các chính sách quản lý thuế TMĐT cũng đang là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Về công cụ quản lý thuế, các quốc gia phát triển như một số nước EU và Trung Quốc đã xây dựng các ứng dụng tích hợp và hoạt động trên nền tảng các website là sàn TMĐT để trích xuất dữ liệu là các đội tượng chịu thuế, giá trị giao dịch, loại hình hàng hóa dịch vụ và đồng bộ hóa với cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, từ đó xác định số thuế phải nộp hoặc phục vụ cho mục đích thanh kiểm tra thuế.

    Đối với các tổ chức kinh doanh TMĐT không cư trú, một số quốc gia đã tạo ra một cổng thông tin trực tuyến giúp cho các nhà cung ứng nước ngoài có thể đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế trực tuyến. Phương án này đã được quy định tại Thông tư 80, cụ thể là thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Tuy nhiên việc triển khai sẽ cần nhiều sự đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ cũng như các phương án cụ thể để kiểm soát hiệu quả và đồng bộ.

    Đối với hình thức khấu trừ và nộp thuế thông qua Ngân hàng thương mại, trên thế giới đã có một số quốc gia áp dụng hình thức này, tuy nhiên vì các ngân hàng thương mại không thể xác định được đâu là khoản thanh toán liên quan đến TMĐT cũng như các vấn đề nghiệp vụ về thuế, hình thức này còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thuế tại các quốc gia đã và đang cân nhắc sử dụng các ứng dụng, công cụ chuyên môn để tích hợp với cơ sở dữ liệu của ngân hàng thương mại để phục vụ cho việc quản lý thuế.

    Nhìn chung, về nguyên tắc, việc xây dựng khung pháp lý để tạo ra sân chơi TMĐT bình đẳng và đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước là việc làm đúng đắn và cấp thiết tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Cơ quan thuế cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan cần cân nhắc xây dựng các cơ chế và các giải pháp nhằm đảm bảo việc tối ưu hóa mục tiêu quản lý thuế song song với trách nhiệm tối thiểu hóa những nguồn lực, thời gian và tài nguyên của các sàn TMĐT hay các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện lý tưởng nhất để các tổ chức này tập trung vào thế mạnh kinh doanh của mình.

    Link bài viếthttps://tinnhanhchungkhoan.vn/quan-ly-thue-thuong-mai-dien-tu-doi-mat-nhieu-thach-thuc-post281605.html

     

    Source: QUẢN LÝ THUẾ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI MẶT NHIỀU THÁCH THỨC

    • First and Last Name
    • Company
    • Email
    • Phone Number
    • How can we help?
    (*) All personal data are processed in accordance with UK data
    Protection Legislaton. All feasible security measures are in place.
    • Name
    • Email
    (*) All personal data are processed in accordance with UK data
    Protection Legislaton. All feasible security measures are in place.
    *User Or Password Invalid
    Username
    Password