BUSINESS INSIGHTS: Making Vaccine Visa Trial Worthwhile For Vietnam

Category: Business Insights / Date: 08/30/2021
Kenneth M. Atkinson, Founder and Senior Board Adviser of Grant Thornton Vietnam cum vice chairman of the Vietnam Tourism Advisory Board, shared with VIR’s Thanh Van about the chances for Vietnam’s tourism industry when easing quarantine requirements and launching a pilot programme to welcome international tourists.

As has been widely reported, the tourism sector has been devastated by the pandemic, with foreign arrivals falling from 18 million in 2019 to 3.8 million in 2020, and zero in the first six months of 2021.

Domestic tourism fell from 85 million in 2019 to 50 million in 2020 and has been further hit by the recent outbreak of COVID-19. This has reduced revenues to the sector by more than 60 per cent from $33 billion in 2019 to just over $10 billion in 2020.

Whilst there were some green shoots appearing from December last year through to February this year, the sector was hit by further outbreaks in April and May. Hotels and destinations that are within easy driving distance from the main centres of Hanoi and Ho Chi Minh City like Halong, Vung Tau, and Ho Tram were surviving well with weekend travels and hoping for good business in June and July during the peak holiday season, which have all been dashed. Some hotels previously had been reaching 80-90 per cent plus occupancy on Friday and Saturday and 60 per cent on Sundays.

Major cities like Hanoi and Ho Chi Minh City have seen many, if not most, of the mini hotels close with higher end properties operating with occupancies of less than 10 per cent.

Despite this bleak picture, there is hope for the sector and once people are vaccinated and countries reach vaccination levels of 75 per cent, sufficient for herd immunity, travel will start to return and countries will reduce or eliminate the quarantine requirements.

Vietnam is considering two major initiatives, that is reducing the quarantine time to seven days for fully vaccinated foreign visitors with international vaccine passports and a pilot project for allowing foreign tourists to visit Phu Quoc – a model that is similar to the Phuket sandbox scheme launched in Thailand from July 1.

When looking at the potential of such sandbox locations, in Vietnam, Phu Quoc draws many similarities to Phuket, with an international airport and areas that could be effectively quarantined for foreign visitors. Other possible destinations include Hoi An through Chu Lai airport, and Halong through Van Don airport. However, Phu Quoc only attracted just over 500,000 foreign visitors in 2019, and had been largely a domestic market. Real estate projects are in fact cashing in more income than tourism.

In terms of recommendations for Vietnam to gradually open its doors to international travellers, the key is to take baby steps so that we can learn as we go and avoid a major crisis, which will set us back for months if not years. There needs to be a ministry championing this and coordinating with all stakeholders to develop the plan. We will also need to ensure that entire communities are vaccinated in the areas we are planning to open to foreign visitors.

There are a few specific recommendations. First, we need to have a developed set of protocols which are implemented at all touch points, from check-ins of visitors to their departure from Vietnam.

Secondly, we need to develop a safety plus certification programme, which should be a requirement for all businesses that will have contact with foreign visitors under the pilot.

Next, there should be a set of published rules for cancellation and refund policies for all organisations and businesses that are part of the programme.

Also, we need to put in place health and travel insurance requirements with minimum coverage for all foreign visitors, and rules concerning tests.

Finally, we need to have detailed plans in place to cope with a possible outbreak amongst foreigners and locals.

One of the considerations that needs to be settled is which markets should be invited and what risks are inherent in allowing visitors from those countries. It would seem to make sense to use the World Health Organization (WHO) Green List for this purpose.

We need to make sure that adequate demand will be there from the selected countries, as there will be significant costs associated with such a programme. I do not personally support the idea of just allowing visitors from only one market. We know that our biggest inbound markets are from our neighbours, and in the first two months of 2020 inbound arrivals from China reached 838,000, South Korea 790,000, Taiwan 169,000, and Japan 162,000. There is no reason for this to change, as it is projected that there will likely be a resistance to long haul travel in the early post-pandemic period.

That is not to say that we should not target other markets if we believe that demand is there, and they meet the WHO requirements to be green listed. Our willingness to open our borders to travellers from any country should, however, depend on vaccination rollouts in those countries and their current status.

Many issues and various protocols need to be developed and taken into account before opening, with the most important one being vaccination in the areas we plan to open for tourism.

We also need to adequately staff the properties that will be used in the pilot, as there are widespread reports of many workers having left the industry for more secure sectors. The programme is likely to run over a 3-6 month period, and it should not be rushed. We must be sure that the returns outweigh the risks because the pilot could otherwise damage Vietnam’s reputation in the industry.

Source: https://vir.com.vn/making-vaccine-visa-trial-worthwhile-for-vietnam-85451.html

 


 

Kenneth M. Atkinson, Nhà sáng lập, Tư vấn cấp cao Hội đồng quản trị Grant Thornton Vietnam, đồng thời là Phó Chủ tịch của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), đã có cuộc trao đổi với Biên tập viên Thanh Vân của Báo Vietnam Investment Review về cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam khi nới lỏng quy định cách ly và khởi động chương trình thí điểm chào đón khách du lịch quốc tế.

Dựa vào các số liệu được công bố, ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, với lượng khách nước ngoài giảm từ 18 triệu vào năm 2019 xuống còn 3,8 triệu vào năm 2020 và bằng không trong sáu tháng đầu năm 2021.

Du lịch nội địa giảm từ 85 triệu lượt vào năm 2019 xuống còn 50 triệu lượt vào năm 2020 và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19 gần đây. Điều này đã làm giảm doanh thu của ngành hơn 60% từ 33 tỷ USD vào năm 2019 xuống chỉ hơn 10 tỷ USD vào năm 2020.

Từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 2 năm nay, mặc dù có một số thời điểm khởi sắc , ngành du lịch Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi các đợt bùng phát dịch vào tháng 4 và tháng 5. Các khách sạn và điểm đến nằm gần trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như Hạ Long, Vũng Tàu và Hồ Tràm trước đây vẫn đón khách vào các dịp cuối tuần và chờ đợi kinh doanh thuận lợi vào tháng 6 và tháng 7 – mùa kỳ nghỉ lễ cao điểm. Một số khách sạn đã tăng 80-90% công suất phòng vào thứ Sáu, thứ Bảy và 60% vào Chủ Nhật. Tuy nhiên, tất cả các hi vọng này đều đã bị dập tắt.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ​​phần lớn, thậm chí là hầu hết các khách sạn nhỏ lẻ đã đóng cửa trong khi các khách sạn cao cấp hơn đang hoạt động với công suất phòng dưới 10%.

Bất chấp bức tranh ảm đạm này, vẫn có hy vọng cho ngành du lịch. Một khi các quốc gia đạt mức tiêm chủng 75% dân số và đủ khả năng miễn dịch cộng đồng, du lịch sẽ bắt đầu quay trở lại; đồng thời, các nước sẽ giảm hoặc loại bỏ các quy định cách ly.

Việt Nam đang xem xét hai sáng kiến ​​lớn, đó là giảm thời gian cách ly xuống còn bảy ngày đối với du khách nước ngoài được tiêm chủng đầy đủ có hộ chiếu vắc-xin quốc tế và một dự án thí điểm cho phép khách du lịch nước ngoài đến thăm Phú Quốc – một mô hình tương tự như chương trình Phuket Sandbox được triển khai trong Thái Lan từ ngày 1/7.

Khi nhìn vào tiềm năng của các địa điểm sandbox như vậy, tại Việt Nam, Phú Quốc có nhiều điểm tương đồng với Phuket, với sân bay quốc tế và các khu vực có thể được cách ly hiệu quả cho du khách nước ngoài. Các điểm đến khác có thể kể đến Hội An với sân bay Chu Lai và Hạ Long với sân bay Vân Đồn. Tuy nhiên, Phú Quốc chỉ thu hút hơn 500.000 lượt khách nước ngoài trong năm 2019 và phần lớn là thị trường nội địa. Các dự án bất động sản trên thực tế đang mang lại thu nhập nhiều hơn so với du lịch.

Về các khuyến nghị đối với Việt Nam để từng bước mở cửa cho du khách quốc tế, điều cốt lõi là phải có những bước đi thận trọng, vừa thực hiện vừa học hỏi, nhằm đề phòng một cuộc khủng hoảng lớn với hậu quả kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Đây là một kế hoạch đòi hỏi một Bộ ban ngành đứng ra tổ chức và phối hợp với tất cả các cơ quan chức năng khác để cùng nhau thực hiện. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng toàn bộ dân cư được tiêm chủng tại các địa điểm dự định mở cửa cho du khách nước ngoài.

Có một vài khuyến nghị cụ thể. Đầu tiên, cần phát triển và triển khai một bộ giao thức tại tất cả các điểm tiếp xúc, từ khi khách đăng ký đến khi họ rời khỏi Việt Nam.

Thứ hai, chúng ta cần áp dụng một chương trình chứng nhận an toàn. Đây là một yêu cầu đối với tất cả các doanh nghiệp sẽ tiếp xúc với du khách nước ngoài trong chương trình thí điểm.

Tiếp theo, nên thiết lập và phổ biến rộng rãi những quy tắc chung về chính sách hủy và hoàn tiền cho tất cả các tổ chức và doanh nghiệp tham gia chương trình.

Ngoài ra, cần áp dụng những quy định dành cho du khách nước ngoài về hạn mức tối thiểu của bảo hiểm y tế và du lịch hay các quy định về việc xét nghiệm.

Cuối cùng, chúng ta nên có kế hoạch chi tiết để ứng phó với khả năng bùng phát dịch đến từ sự tiếp xúc giữa du khách nước ngoài và người dân địa phương.

Một trong những câu hỏi cần ưu tiên giải quyết là liệu chúng ta nên thiết lập hành lang du lịch với quốc gia nào và những rủi ro nào có thể xảy ra trong quá trình đó. Danh sách Xanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể được sử dụng cho quyết định này.

Cần phải đảm bảo nhu cầu du lịch từ các quốc gia được chọn , vì sẽ có những chi phí đáng kể để tổ chức một chương trình như vậy. Tôi không ủng hộ ý tưởng chỉ cho phép khách du lịch từ ​​một quốc gia duy nhất. Thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam là các nước láng giềng. Trong hai tháng đầu năm 2020, lượng khách đến từ Trung Quốc đạt 838.000, Hàn Quốc đạt 790.000, Đài Loan đạt 169.000 và Nhật Bản đạt 162.000. Xu hướng này có lẽ sẽ không thay đổi, một dự báo gần đây cho thấy du khách sẽ thờ ơ với những chuyến du lịch đường dài trong giai đoạn đầu sau đại dịch.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên nhắm mục tiêu vào các thị trường khác nếu chúng ta tin rằng họ có nhu cầu du lịch và đáp ứng các yêu cầu của WHO để được đưa vào Danh sách Xanh. Tuy nhiên, việc sẵn sàng mở cửa biên giới cho khách du lịch từ bất kỳ quốc gia nào nên phụ thuộc vào tình trạng triển khai tiêm phòng vắc xin ở các quốc gia đó.

Nhiều vấn đề và các quy trình khác nhau cần được phát triển và dự tính trước khi mở cửa, trong đó quan trọng nhất là tiêm phòng vắc xin ở những khu vực dự định mở cửa cho du lịch.

Chúng ta cũng cần phân bố nguồn nhân lực và cơ sở vật chất một cách hợp lí trong chương trình thí điểm, vì nhiều báo cáo chỉ ra rằng nhân sự ngành du lịch đã chuyển sang hoạt động ở các các lĩnh vực khác ổn định hơn. Chương trình có thể tiến hành trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng, và không nên vội vàng. Trên hết, cần phải chắc chắn rằng lợi nhuận thu được lớn hơn rủi ro. Bởi lẽ nếu không, việc thí điểm có thể gây tổn hại đến uy tín của ngành du lịch Việt Nam.

  • First and Last Name
  • Company
  • Email
  • Phone Number
  • How can we help?
(*) All personal data are processed in accordance with UK data
Protection Legislaton. All feasible security measures are in place.
  • Name
  • Email
(*) All personal data are processed in accordance with UK data
Protection Legislaton. All feasible security measures are in place.
*User Or Password Invalid
Username
Password